Phân biệt giữa khối Schengen và Liên minh châu Âu (EU)

Dù có chung 1 số quốc gia thành viên, nhưng khối Schengen và Liên minh châu Âu (EU) là hai mô hình hợp tác quốc tế khác nhau. Việc phân biệt rõ ràng để hiểu được quyền lợi tương ứng có được khi nắm giữ passport hoặc quyền cư trú hay visa của từng quốc gia cụ thể, tránh nhầm lẫn và vượt quá ranh giới của mỗi khu vực. 

Ví dụ như: một người có visa Schengen thì có thể di chuyển tự do giữa các nước châu Âu trong khối Schengen, bao gồm các nước Schengen là thành viên của EU, nhưng chưa chắc sẽ được bước sang biên giới của các nước châu Âu là thanh viên của EU nhưng không thuộc khối Schengen.



Liên minh châu Âu (European Union – viết tắt EU) là một liên minh gồm 27 nước châu Âu, hợp tác sâu sắc về kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Trên trường quốc tế, trong hầu hết các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, EU được xem là một quốc gia thống nhất, một thị trường chung. Ủy ban châu Âu (European Commision) bao gồm các ủy viên từ 27 nước thành viên, đại diện cho toàn bộ liên minh châu Âu để làm việc với các nước bên ngoài.

Trong khi Schengen là hiệp ước đơn thuần tập trung duy nhất vào sự tự do di chuyển, đi lại giữa các nước thành viên. Mỗi nước sẽ tự chủ động về chính sách chính trị, kinh tế của mình để tận dụng được tốt nhất sự tự do biên giới trong khối Schengen.

Schengen chỉ nhắm đến mục đích di chuyển thường xuyên và ở lại ngắn hạn, tối đa 90 ngày (cho mỗi giai đoạn 180 ngày) tại một quốc gia trong khối. EU cũng cho phép công dân trong khối di chuyển, đi lại tự do giữa các nước trong khối, nhưng ngoài ra, nếu muốn, người dân của một nước còn có quyền ở lại lâu dài cho mục đích sinh sống, học tập, làm việc, và thậm chí là định cư tại một nước thành viên khác.

Xét về địa lý, châu Âu có 44 quốc gia, trong đó:

22 quốc gia vừa là thành viên Schengen và là thành viên EU

  • Áo, Ba Lan (Poland), Bỉ, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc
  • Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary
  • Hy Lạp, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg
  • Malta, Pháp, Phần Lan, Slovakia, Slovenia
  • Tây Ban Nha, Thụy Điển (Sweeden), Thụy Sỹ (Switzerland), Ý (Italy)

4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không phải thành viên EU

– Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ.

5 quốc gia không phải là thành viên Schengen nhưng là thành viên EU

– Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania.

15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc Schengen, không thuộc Liên minh châu Âu (EU)

  • Albania Andorra, Belarus Bosnia and Herzegovina Kosovo
  • Moldova, Monaco, Montenegro, North Macedonia, Nga
  • San Marino, Serbia, Ukraine,  Anh quốc, Vatican City (Holy See)
Nguồn tham khảo: IMM Group